Giải mã huyền thoại Tạ Đình Đề - Kỳ 2: Nhảy dù sông Hương

N Phong
Nắng chiều vàng vọt dần tắt phía sau dải núi mờ Hòa Bình. Các chiến sĩ biệt động thành Hà Nội đang chăm chú kiểm tra lại súng đạn để chuẩn bị cho trận đánh sáng mai.
Ông Lưu Tuấn Giao và Tạ Đình Đề (ngồi) những ngày ông Đề còn khỏe mạnh - Ảnh: L.T.G. cung cấp

Ông Lưu Tuấn Giao và Tạ Đình Đề (ngồi) những ngày ông Đề còn khỏe mạnh - Ảnh: L.T.G. cung cấp

Hoàng Giáp cầm khẩu súng ngắn parabellum ngắm đàn gà đang luẩn quẩn về chuồng. Phát đạn duy nhất được bắn trúng giữa cổ một con gà trống.

Đà Nẵng giữ lại 2 nền móng công trình kháng Pháp hơn 200 tuổiTái hiện 9 năm kháng chiến chống Pháp kể từ ngày Toàn quốc kháng chiếnSài Gòn mở đầu cuộc kháng chiến chống Pháp

Kỷ niệm chương ông Tạ Đình Đề tham gia cuộc chiến vệ thành Hà Nội mùa đông năm 1946 - Ảnh gia đình cung cấp

Nhảy dù thâm nhập Huế

Trong những người rất gần gũi với Tạ Đình Đề giai đoạn sau này là ông Lưu Tuấn Giao - hiện đã 80 tuổi, từng làm xưởng cao su đường sắt do chính tay ông Đề tạo nên, được xem như đứa em thân thiết của ông Đề.

Một vài lần hiếm hoi nhắc chuyện thời lửa đạn chiến chinh, Tạ Đình Đề tâm sự với Giao chuyện ông sau khi được người Mỹ huấn luyện đã nhảy dù xuống thượng nguồn sông Hương để tìm cách thâm nhập, thu thập tình hình quân phát xít Nhật ở Huế.

TIN LIÊN QUANNghệ thuật quân sự Việt Nam trong kháng chiến chống MỹTriển lãm ký họa kháng chiến chống MỹTriển lãm ký họa kháng chiến chống Mỹ

Mặc dù không xa xứ kinh kỳ, nhưng thượng nguồn sông Hương lúc ấy vẫn là miền sơn cước hoang vu, chỉ có bản làng người dân tộc. Cú nhảy dù êm thấm, Nhật không hề phát hiện phe đồng minh đã thả tình báo vào mạn này.

Cùng nhảy dù với Tạ Đình Đề chuyến này còn có một người Mỹ gốc Hoa. Họ thường xuyên đột nhập vào nội thành Huế để dò la tin tức quân phát xít, sau đó báo điện đài về cho phái bộ đồng minh đóng ở Côn Minh, Trung Quốc.

Nhiệm vụ chính của Tạ Đình Đề là điều nghiên hướng chuyển quân Nhật và xác định tọa độ quân sự để không quân đồng minh oanh tạc.

Trong thời gian hoạt động ở đây, ông được hai cha con người lái đò trên sông Hương tận tình giúp đỡ. Nhiều lúc chính chiếc thuyền bé nhỏ của họ đã trở thành trạm điện đài của Tạ Đình Đề. Nó di động, kín đáo và có thể hủy điện đài nhanh chóng (bằng cách thả xuống sông) nếu bị quân Nhật dò được sóng.

Tạ Đình Đề thổ lộ với Lưu Tuấn Giao rằng lúc ấy ông rất mến cô con gái người lái đò. Nhưng rồi cục diện chiến tranh nhanh chóng thay đổi.

Tạ Đình Đề tiếp tục được thả vào Sài Gòn hoạt động tình báo, sau đó trở ngược ra Bắc tham dự cuộc tổng khởi nghĩa tháng 8 năm 1945.

Về sau, ông có tìm cô gái này nhưng không còn gặp lại nữa. Chẳng biết số phận lênh đênh của hai con người bé nhỏ mà tràn đầy lòng yêu nước ấy đã trôi dạt về đâu theo dòng lịch sử…

**************

Bị Pháp treo giá "săn đầu" 5 vạn tiền Đông Dương, nhưng Tạ Đình Đề chưa bao giờ bị bắt. Thậm chí ông còn vào dò xét trong nhà viên quan năm Burnizgou ở Hà Nội.

>> Kỳ tới: Tay súng kiêu hùng

Giải mã huyền thoại Tạ Đình Đề - Kỳ 1: Một thời ngang dọcGiải mã huyền thoại Tạ Đình Đề - Kỳ 1: Một thời ngang dọc

Không chỉ vang danh miền Bắc, nhiều người từng bên Nam vĩ tuyến 17 cũng nghe tiếng tăm Tạ Đình Đề. Đặc biệt là thời kỳ ông chỉ huy biệt động thành Hà Nội đánh phá "chia lửa" với chiến dịch Điện Biên Phủ.