Nhiều tiệm vàng đồng loạt đóng cửa, vì sao?

N Phong
Hàng loạt tiệm vàng tại TP.HCM treo biển tạm đóng cửa dài ngày sau khi Tổng cục Quản lý thị trường đồng loạt ra quân kiểm tra các tiệm vàng ở nhiều địa phương.
Nhiều tiệm vàng trên đường Nguyễn Duy Dương dán thông báo nghỉ dài ngày (ảnh chụp sáng 15-4) - Ảnh: PHƯƠNG QUYÊN

Nhiều tiệm vàng trên đường Nguyễn Duy Dương dán thông báo nghỉ dài ngày (ảnh chụp sáng 15-4) - Ảnh: PHƯƠNG QUYÊN

Theo ghi nhận của Tuổi Trẻ ngày 15-4, nhiều

Lý do nhiều tiệm vàng ở TP.HCM đồng loạt đóng cửa?

Kiểm tra đột xuất, phát hiện kinh doanh vàng không tiêu chuẩn, nhãn hàng trị giá gần 1,5 tỉ đồng

Có tiệm thông báo nghỉ hơn nửa tháng - Ảnh: PHƯƠNG QUYÊN

Trao đổi với chúng tôi, nhiều chủ tiệm vàng thừa nhận nguồn gốc xuất xứ các sản phẩm vàng đều không rõ ràng do các tiệm đều mua từ nguồn trôi nổi trên thị trường, rất khó chứng minh nguồn gốc xuất xứ sản phẩm.

"Một khi bị phát hiện lập biên bản, mức phạt có thể lên tới hàng trăm triệu đồng và bị tịch thu, niêm phong sản phẩm không biết khi nào có thể lấy hàng về nên tạm thời các tiệm vàng đối phó bằng cách tạm đóng cửa", một chủ tiệm vàng cho biết.

Theo ghi nhận, thời gian qua tổ chuyên trách về thương mại điện tử thuộc Tổng cục Quản lý thị trường đã theo dõi việc bán vàng trên các tài khoản mạng xã hội.

Trong vụ việc tiệm vàng Kim Hương Dinh, tổ chuyên trách về thương mại điện tử đã có hai tháng theo dõi trước khi lập vi bằng làm cơ sở tiến hành thẩm tra, xác minh.

Sau khi có thông tin này, nhiều tài khoản bán vàng trên mạng xã hội cũng tìm cách đối phó. Theo đó, thay vì "live" bán hàng như trước, nhiều tài khoản đã trưng các biển thông báo được viết tay là không bán các sản phẩm nhái các nhãn hiệu được bảo hộ độc quyền như Chanel, Cartier, LV, Bulgari...

Trước đó lực lượng quản lý thị trường TP.HCM cũng ra quân kiểm tra loạt doanh nghiệp kinh doanh vàng trên địa bàn và phát hiện nhiều sản phẩm vàng trang sức không rõ nguồn gốc xuất xứ, không có hóa đơn chứng từ; một số mặt hàng còn giả nhãn hiệu nổi tiếng.

"Việc kiểm tra nhằm triển khai các nội dung của đề án 319 chống hàng giả và bảo vệ người tiêu dùng trên thương mại điện tử đến năm 2025 cũng như thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng tại công điện về tăng cường các biện pháp quản lý thị trường vàng", một lãnh đạo cơ quan này cho biết.

Cùng với quá trình kiểm tra đột xuất, lực lượng quản lý thị trường TP.HCM cũng tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn kiến thức pháp luật đối với các tiểu thương kinh doanh mặt hàng vàng tại chợ Thiếc. "Các tiểu thương đã ký bản cam kết không vận chuyển, tàng trữ, kinh doanh hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ...", vị này cho biết thêm.

Ngân hàng Nhà nước sẵn sàng cho đấu thầu vàng miếng SJC

Ngân hàng Nhà nước vừa hoàn tất khâu chuẩn bị cho đấu thầu vàng miếng SJC nhằm tăng cung cho thị trường và sẽ gửi thông báo đấu thầu trước một ngày đấu thầu, theo thông tin được Ngân hàng Nhà nước cho biết vào chiều 15-4. Như vậy, sau 11 năm, Ngân hàng Nhà nước mới quay trở lại đấu thầu vàng miếng.

Theo Ngân hàng Nhà nước, sau khi công bố giá sàn, tổ chức tín dụng và doanh nghiệp kinh doanh vàng bắt đầu điền vào đơn thầu. Các đơn vị trên có 30 phút để quyết định, khối lượng và giá mua. Một tiếng sau khi đóng thầu, Ngân hàng Nhà nước sẽ công bố kết quả. Các doanh nghiệp sẽ phải đặt cọc để tham gia đấu thầu, muộn nhất vào 17h ngày nhận thông báo thầu.

Đã có 26 đơn vị bao gồm cả ngân hàng thương mại và doanh nghiệp kinh doanh vàng thiết lập quan hệ giao dịch vàng miếng với Ngân hàng Nhà nước. Trong đó, đến thời điểm này có khoảng 15 đơn vị đủ điều kiện tham gia đấu thầu. Loại vàng mang ra đấu thầu là vàng miếng SJC.

Phiên đấu thầu vàng miếng đầu tiên được tổ chức vào ngày 28-3-2013. Trong năm 2013, Ngân hàng Nhà nước đã tổ chức 76 phiên đấu thầu bán vàng miếng với tổng khối lượng trúng thầu là 1.819.900 lượng trên tổng số 1.932.000 lượng chào thầu.

Giá vàng tụt áp theo tin sắp đấu thầu vàng

Mở cửa tuần giao dịch mới vào sáng 15-4 (giờ VN), giá vàng thế giới tăng 14,5 USD/ounce, lên mức 2.358 USD/ounce, kéo giá vàng nhẫn và vàng miếng SJC tăng vọt. Tuy nhiên, đến chiều 15-4, giá vàng thế giới đã giảm về mức 2.346,6 USD/ounce, quy đổi tương đương 71,58 triệu đồng/lượng.

Giá bán vàng miếng SJC cũng giảm 500.000 đồng/lượng so với buổi sáng, về mức 84,1 triệu đồng/lượng. Giá mua vào rơi xuống mức 81,9 triệu đồng/lượng. Công ty PNJ niêm yết giá bán vàng miếng SJC ở mức 84,1 triệu đồng/lượng nhưng giá mua vào chỉ ở mức 81,8 triệu đồng/lượng.

Tại các tiệm vàng, giá bán vàng miếng SJC vẫn thấp hơn so với giá mua bán tại các công ty vàng lớn, bán ra 83,7 triệu đồng/lượng, mua vào 82 triệu đồng/lượng. Giá bán vàng nhẫn 9999 tại Công ty DOJI tăng 1,3 triệu đồng/lượng, bán ra ở mức 77,45 triệu đồng/lượng, mua vào 75,55 triệu đồng/lượng.

Giá bán vàng nhẫn 9999 niêm yết tại Công ty Bảo Tín Minh Châu tăng 800.000 đồng/lượng so với cuối tuần trước, bán ra ở mức 76,98 triệu đồng/lượng, mua vào 75,28 triệu đồng/lượng. Công ty SJC và PNJ cũng tăng giá bán vàng nhẫn thêm 300.000 đồng/lượng, lên mức 76,5 triệu đồng/lượng, giá mua vào từ 74,6 - 74,7 triệu đồng/lượng.

Giá vàng trong nước biến động rất mạnh thời gian gần đây, tăng giảm hàng triệu đồng/lượng chỉ trong một phiên, nên nhiều người quay trở lại lướt sóng vàng. Tuy nhiên, các chuyên gia cảnh báo người dân rủi ro chênh lệch giá mua bán vàng quá cao, lên tới 2 triệu đồng/lượng, và Ngân hàng Nhà nước cũng đã hoàn tất thủ tục đấu giá vàng miếng để tăng cung cho thị trường.

So với giá vàng thế giới quy đổi, giá vàng miếng SJC đang cao hơn 12,52 triệu đồng/lượng, trong khi giá vàng nhẫn 9999 cao hơn 5,87 triệu đồng/lượng.

Né kiểm tra, tiệm vàng tại TP.HCM bất ngờ đóng cửa hàng loạtNé kiểm tra, tiệm vàng tại TP.HCM bất ngờ đóng cửa hàng loạt

Nhiều tiệm vàng tại TP.HCM bỗng dưng treo biển tạm đóng cửa dài ngày sau khi Tổng cục Quản lý thị trường đồng loạt ra quân kiểm tra.