Vụ nợ thẻ tín dụng từ 8,5 triệu lên 8,8 tỉ đồng: Có cho vay nặng lãi?

N Phong
Theo chuyên gia, đã đến lúc xem xét quy định giới hạn trần lãi suất cho vay và giới hạn các loại phí quản lý khoản vay, để cân bằng quyền lợi chính đáng giữa bên vay và bên cho vay.
Thanh tra Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Quảng Ninh đang yêu cầu Eximbank báo cáo sự việc liên quan thẻ tín dụng - Ảnh: TIẾN THẮNG

Thanh tra Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Quảng Ninh đang yêu cầu Eximbank báo cáo sự việc liên quan thẻ tín dụng - Ảnh: TIẾN THẮNG

Trao đổi với Tuổi Trẻ Online, luật sư Trương Thanh Đức - giám đốc Công ty Luật ANVI - cho rằng nên nhìn lại về đề xuất áp trần lãi suất Bàn giải pháp xóa sổ tín dụng đenBàn giải pháp xóa sổ tín dụng đenĐỌC NGAY

Nếu không may phát sinh những rắc rối, tranh chấp, kể cả khi không dùng thẻ mà vẫn bị ghi nợ, thì phải nhanh chóng xử lý. Nếu không thỏa thuận được với ngân hàng thì phải khởi kiện hoặc trình báo cho cơ quan để giải quyết, chứ không nên thờ ơ, bỏ mặc.

Thêm nữa, cũng cần lưu ý, không trả được sẽ rơi vào danh sách "đen", có nợ xấu, sẽ bị lưu vết, mất uy tín, mất điểm tín dụng, không tiếp cận được vốn tín dụng.

Cuối cùng, đã đến lúc phải sửa đổi luật, áp dụng thống nhất quy định về lãi suất cho vay đối với mọi thành phần kinh tế, cao thì cùng cao, thấp thì cùng thấp, theo lẽ công bằng, bình đẳng, hợp lý, hợp tình.

* Cảm ơn ông!

Lãi suất tín dụng, vẫn nên để thị trường điều tiết

TS Nguyễn Quốc Hùng, phó chủ tịch Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam (VNBA):

Hiện hành chỉ có một số lĩnh vực ưu tiên thì có quy định lãi suất tối đa. Còn không có quy định trần cho vay tiêu dùng. Lãi suất cho vay không có tài sản đảm bảo, nhiều rủi ro nên bao giờ cũng cao hơn.

Mức lãi suất vay tiêu dùng phổ biến tại ngân hàng, các công ty tài chính áp dụng từ 20 - 50%/năm. Lãi suất chậm thanh toán được tính bằng 150% lãi suất vay theo hợp đồng tương ứng với thời gian chậm trả. Tức với khoản vay lãi suất 50% có thể lên tới 75%, nói không bên nào dám cho vay quá 100%.

Nhưng cũng phải nói thêm, với lĩnh vực vay tiêu dùng, nhân sự, chi phí quản lý đi kèm hàng triệu khoản vay nhỏ nhỏ rất tốn kém. Chưa kể thu hồi nợ rất khó khăn, do vậy họ cũng cần dự phòng rủi ro.

Nhìn chung, nên để lãi suất cho vay tín dụng tiêu dùng theo cơ chế thỏa thuận, để thị trường tự điều tiết. Nếu bên nào cao quá thì người dùng không vay nữa. Không cần thiết phải áp trần lãi suất tín dụng tiêu dùng.
Cần có quy định trần lãi suất tín dụng tiêu dùng

Tại hội thảo "Xóa sổ tín dụng đen bằng cách nào?" do Tuổi Trẻ tổ chức cuối năm 2023, tiến sĩ Lê Thị Hoàng Thanh, phó vụ trưởng Vụ Pháp luật dân sự - kinh tế (Bộ Tư pháp), cho rằng cần có quy định giới hạn trần lãi suất cho vay và giới hạn các loại phí quản lý khoản vay để cân bằng quyền lợi chính đáng giữa bên vay và bên cho vay.

Tại thông tư 18 năm 2019 của Ngân hàng Nhà nước, lãi suất cho vay tiêu dùng của các công ty tài chính được thực hiện theo quy định về hoạt động cho vay của các tổ chức, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng.

"Như vậy, pháp luật chưa có quy định cụ thể mức lãi suất trần và mức lãi suất tối đa đối với hình thức vay tiêu dùng của các tổ chức tài chính. Trên thực tế nhiều trường hợp người vay không đồng ý trả gốc và lãi vì cho rằng tiền lãi quá cao vượt quá khả năng gánh vác của họ” - tiến sĩ Thanh nhận định.
Ngân hàng khó đòi được 8,8 tỉ đồng?

Luật sư Quách Thành Lực - giám đốc Công ty Luật Pháp trị:

Ngân hàng nếu không thương lượng được với khách hàng về việc trả nợ gốc, nợ lãi thì họ phải kiện khách hàng ra tòa để thu hồi số tiền này.

Tuy vậy nếu kéo dài tới 11 năm, có khởi kiện, tòa án thụ lý thì ngân hàng chỉ thu hồi được khoản nợ gốc 8,5 triệu đồng, còn số tiền nợ lãi tòa án sẽ không giải quyết.

Bởi lẽ số tiền nợ gốc được xác định là quan hệ đòi tài sản nên không áp dụng thời hiệu, người đòi tài sản đòi lúc nào cũng được, tòa án sẽ luôn thụ lý giải quyết.

Còn với nợ lãi phát sinh từ hợp đồng vay tài sản được xác định là tranh chấp hợp đồng, lúc này người cho vay chỉ được quyền đòi trong thời hạn 3 năm kể từ thời điểm biết bên cho vay không trả nợ.

Theo khoản 3, điều 150 Bộ luật Dân sự năm 2015 thì thời hiệu khởi kiện "là thời hạn mà chủ thể được quyền khởi kiện để yêu cầu tòa án giải quyết vụ án dân sự bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm; nếu thời hạn đó kết thúc thì mất quyền khởi kiện".
Vụ xài thẻ tín dụng 8,5 triệu đồng rồi "ôm" nợ khủng: Tính thế nào ra 8,8 tỉ đồng?Vụ xài thẻ tín dụng 8,5 triệu đồng rồi 'ôm' nợ khủng: Tính thế nào ra 8,8 tỉ đồng?

Một khách hàng ở Quảng Ninh sử dụng thẻ tín dụng của Eximbank với dư nợ ban đầu hơn 8,5 triệu đồng. Sau gần 11 năm chưa trả, dư nợ hiện tại lên hơn 8,8 tỉ đồng. Cách tính của ngân hàng liệu có đúng?